Tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh                                                                                                                                                                 Đoàn kết, trách nhiệm - kỷ cương, liêm chính - bản lĩnh, hiệu quả                                                                                                                                                                 Đoàn kết, kỷ cương, hành động, sáng tạo, đột phát, phát triển                                                                                                                                                                 Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ đối với cán bộ ngành kiểm sát “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn” gắn với thực hiện cuộc vận động cán bộ, kiểm sát viên “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỹ cương và trách nhiệm” đã giúp cho đội ngũ kiểm sát viên làm công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự có bản lĩnh chính trị vững vàng.
Trong thời gian qua được sự quan tâm của cấp ủy địa phương, sự lãnh đạo thống nhất của Viện kiểm sát tối cao và hướng dẫn nghiệp vụ của Vụ 7, đã giúp cho công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự được tiến hành thuận lợi hơn, bảo đảm việc truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, hạn chế việc để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Bên cạnh kết quả đạt được và để hoàn thành tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 cần một số giải pháp:
Một là:Viện kiểm sát tối cao thường xuyên tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm (trực tuyến) đối với những vụ án phức tạp, gây hậu quả đặc biệt nghiệm trọng, có nhiều luật sư tham gia để phổ biến kinh nghiệm về công tác THQCT và KSXX án hình sự trong toàn ngành, để các Kiểm sát viên kịp thời nắm bắt các kinh nghiệm hay, khắc phục yếu kém trong quá trình công tác.
Hai là: Hoàn thiện về pháp luật  về vấn đề tranh tụng trong Bộ Luật tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan, cần nâng cao vai trò, trách  nhiệm của Kiểm sát viên trong hoạt động tranh tụng tai phiên tòa.
Ba là: Đối với các vụ án phức tạp, gây hậu quả đặc biệt nghiệm trọng, dư luận quan tâm… ; nếu có điều kiện thì Lãnh đạo Viện phải trực tiếp thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử để nâng cao vị thế, uy tín của ngành, truyền đạt các kinh nghiệm, kỹ năng công tác, nhất là kỹ năng đối đáp, tranh tụng, ứng xử cho các Kiểm sát viên.
Bốn là: Lãnh đạo đơn vị cần chú ý việc lựa chọn và phân công Kiểm sát viên tham gia kiểm sát việc giải quyết vụ án ngay từ đầu, nhất là đối với các vụ án phức tạp, khó khăn trong việc đánh giá chứng cứ hoặc khác quan điểm về tội danh… Chỉ đạo và trực tiếp kiểm tra Kiểm sát viên trong việc thực hiện công tác chuẩn bị xét xử, dự thảo luận tội, đề cương xét hỏi, dự kiến tình huống có thể xảy tại phiên tòa.
Năm là: Cán bộ, Kiểm sát viên cần nhận thức đầy đủ và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, Bộ luật tố tụng hình sự và Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự.
Sáu là: Thực hiện tốt kháng nghị, kiến nghị khi phát hiện những sai sót, vi phạm trong quá trình kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án để phát huy tốt vai trò của Viện kiểm sát trong công tác kiểm sát hoạt động tư pháp, góp phần đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa; đảm bảo các bản án và quyết định của Tòa án đúng pháp luật.
Bảy là: Sắp xếp, điều động, luân chuyển cán bộ đảm bảo phù hợp với yêu cầu của từng lĩnh vực công tác, bố trí cán bộ, Kiểm sát viên có năng lực, bản lĩnh, nhất là Kiểm sát viên làm công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử. Đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng xét xử trong tiến trình cải cách tư pháp đặt ra.

Tác giả bài viết: Văn Trường (Phòng 7 VKS tỉnh)