Tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh                                                                                                                                                                 Đoàn kết, trách nhiệm - kỷ cương, liêm chính - bản lĩnh, hiệu quả                                                                                                                                                                 Đoàn kết, kỷ cương, hành động, sáng tạo, đột phát, phát triển                                                                                                                                                                 Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn
Qua 5 năm thực hiện Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) năm 2014 đã bộc lộ không ít những bất cập, cần sửa đổi, bổ sung

Luật Tổ chức VKSND năm 2014 ra đời đã đáp ứng được yêu cầu của Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Nó có vai trò và ý nghĩa lớn trong việc phân định rạch ròi các khâu công tác thực hiện chức năng; phân định các trường hợp VKSND thực hiện quyền kháng nghị hoặc quyền kiến nghị; Luật tổ chức VKSND năm 2014 còn làm rõ mối quan hệ giữa Viện trưởng VKSND cấp trên với Viện trưởng VKSND cấp dưới và ngược lại,v.v…
Tuy nhiên, qua 5 năm thực hiện Luật tổ chức VKSND năm 2014 đã bộc lộ không ít những bất cập, cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Điển hình như sau:
– Tại Khoản 1 Điều 16 Luật Tổ chức VKSND năm 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố có quy định:
“1. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam, các biện pháp khác hạn chế quyền con người, quyền công dân theo quy định của luật; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can.”
Giai đoạn truy tố, giai đoạn mà Cơ quan điều tra đã hoàn tất quá trình điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát đề nghị truy tố bị can ra Tòa, quy định Viện kiểm sát có quyền áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ là chưa phù hợp với Bộ luật tố tụng hình sự (ngoại trừ biện pháp bắt bị can để tạm giam).
– Khoản 6 Điều 16 Luật tổ chức VKSND năm 2014 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố là: “không gia hạn thời hạn truy tố”. Quy định như trên cũng không mang tính thực tế, vì thẩm quyền gia hạn thời hạn truy tố lại là của chính Viện trưởng Viện kiểm sát cấp đó (Điểm c Khoản 1 Điều 240 Bộ luật tố tụng hình sự).
Trên đây là một trong những bất cập của Luật tổ chức VKSND năm 2014 qua 5 năm thực hiện, xin trao đổi cùng bạn đọc để Luật tổ chức VKSND ngày càng hoàn thiện hơn./.

Tác giả bài viết: Đại xuân

Nguồn tin: Văn phòng tổng hợp VKSND tỉnh Trà Vinh