Ngày 01/02/2016 đồng chí nhận được quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc nghỉ hưu để hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội kể từ ngày 01/5/2016. Nhưng với tinh thần và trách nhiệm trong công việc sau khi được Chi bộ triển khai năm 2016 mỗi cá nhân đăng ký Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chọn 01 trong các chuyên đề trước đây. Đồng chí đã chọn chuyên đề “về trung thực, trách nhiệm, gắn bó với nhân dân, đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”.
Đó là đồng chí Hồ Kim Hồng – Trưởng phòng 12, đồng chí vào ngành Kiểm sát từ năm 1981, đến nay đã gần 35 năm trong nghề. Quá trình công tác, đồng chí đã trải qua các phòng nghiệp vụ như: Phòng Kiểm sát chung còn gọi là Phòng Kiểm sát việc tuân theo pháp luật rồi đến Phòng kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình. Năm 2014 đồng chí được điều động về phòng khiếu tố nay là Phòng kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại tố cáo trong hoạt động tư pháp (Phòng 12).
Đ/c Hồ Kim Hồng nghiên cứu đơn
Dù ở cương vị là Kiểm sát viên tham gia xét xử tại phiên Tòa dân sự hay ở vị trí tiếp công dân, phân loại xử lý đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp. Với niềm đam mê, đầy nhiệt huyết trong công việc lúc nào đồng chí cũng có thái độ và cử chỉ niềm nở, lắng nghe, hòa nhã, biết gợi chuyện để nắm chắc vấn đề và tìm ra hướng giải quyết. Dù trường hợp nào mỗi khi tiếp xúc với công dân, đồng chí rất hiểu tâm lý của họ, bởi rằng họ đến đây với tư cách của người làm chủ, rằng lẽ phải đang thuộc về họ,…và khi họ được đồng chí tiếp xúc mọi ý kiến đều được tôn trọng, được giải quyết thấu tình, đạt lý và thỏa mãn ra về.
Thật vậy, trong quá trình hoạt động thực tiễn, đây là công việc nhạy cảm, khác nhau về mặt nhận thức, tâm lý, mối quan hệ giữa công dân với cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, giữa công dân với công dân, khi phát hiện có quyết định của cơ quan Nhà nước, hành vi hành chính trái pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tập thể, cá nhân, thì công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước, với người có thẩm quyền để được xem xét giải quyết. Vì vậy cần phải có thái độ ứng xử thích hợp.
Thật vậy, trong quá trình hoạt động thực tiễn, đây là công việc nhạy cảm, khác nhau về mặt nhận thức, tâm lý, mối quan hệ giữa công dân với cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, giữa công dân với công dân, khi phát hiện có quyết định của cơ quan Nhà nước, hành vi hành chính trái pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tập thể, cá nhân, thì công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước, với người có thẩm quyền để được xem xét giải quyết. Vì vậy cần phải có thái độ ứng xử thích hợp.
Tiếp công dân
Do vậy, làm tốt công tác tiếp công dân sẽ góp phần tạo điều kiện để công dân giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước. Làm tốt công tác này cũng có ý nghĩa là làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo tràn lan, vượt cấp. Tiếp công dân là 01 khâu rất quan trọng đầu tiên trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp. Trong mọi lĩnh vực, nhằm giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo của công dân trong lĩnh vực điều tra, khởi tố, giam giữ, thi hành án và điều chỉnh các mối quan hệ về pháp luật trong hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình giúp cho các cơ quan tư pháp nắm bắt kịp thời những thông tin để phục vụ cho các hoạt động tư pháp.
Theo Quyết định 51 ngày 02/02/2016 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, người tiếp công dân phải có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, nắm vững chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, am hiểu thực tế, có khả năng vận động, thuyết phục quần chúng…có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
Chúng ta thấy đồng chí Hồ Kim Hồng có đầy đủ những chuẩn chất ấy, quá trình phấn đấu, tận tụy, tâm huyết với ngành Kiểm sát của đồng chí đủ là minh chứng cho sự mẫu mực; là một tấm gương cho các đồng chí ngành Kiểm sát noi theo.
Theo Quyết định 51 ngày 02/02/2016 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, người tiếp công dân phải có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, nắm vững chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, am hiểu thực tế, có khả năng vận động, thuyết phục quần chúng…có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
Chúng ta thấy đồng chí Hồ Kim Hồng có đầy đủ những chuẩn chất ấy, quá trình phấn đấu, tận tụy, tâm huyết với ngành Kiểm sát của đồng chí đủ là minh chứng cho sự mẫu mực; là một tấm gương cho các đồng chí ngành Kiểm sát noi theo.
Tác giả bài viết: Mỹ Phượng-Phòng 12