Thông qua công tác thi hành án dân sự và kiểm sát thi hành án dân sự bản thân tôi nhận thấy một số khó khăn, vướng mắc trong nhận thức và áp dụng các quy định về Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 (sau đây gọi tắc Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 2014) có những điểm vướng mắc sau:
1. Điều 104 của Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 2014 Quy định xử lý tài sản không có người tham gia đấu giá, bán đấu giá không thành.
Tại khoản 1 quy định: “Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức bán đấu giá về việc tài sản đưa ra bán đấu giá lần đầu nhưng không có người tham gia đấu giá. Trả giá hoặc bán đấu giá không thành thì Chấp hành viên thông báo và yêu cầu đương sự thỏa thuận về mức giảm giá tài sản.
Trong trường hợp 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, nếu đương sự không thỏa thuận hoặc thỏa thuận không được về mức giảm giá thì Chấp hành viên quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá”.
Quy định này bán đấu giá tài sản theo nguyên tắc đến cùng, tài sản của người phải thi hành án khi được bán đấu giá nếu không có người mua thì Chấp hành viên ra quyết định giảm giá, mỗi lần giảm giá không quá 10% giá khởi điểm của lần bán liền kề trước đó cho đến khi có người mua tài sản, nhưng không được thấp hơn chi phí cưỡng chế. (trên thực tế có trường hợp giảm trên 10 lần nhưng không có người mua).
Thời gian bao nhiêu ngày làm việc được quy định trong Điều luật chúng tôi không đề cập đến, nhưng muốn nói đến quy định tại Điều 104 Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 2014 mỗi lần giảm giá không quy định phải có sự tham gia của Cơ quan chuyên môn, nên Viện kiểm sát khó có căn cứ để kiến nghị, kháng nghị (nếu có vi phạm). Đều này trái với Điều 12 của Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014; vì quyết định giảm giá cũng là quyết định về thi hành án.
Về giảm giá như vậy sẻ làm giảm giá trị tài sản thì không đảm bảo được quyền và lợi ích cho người phải thi hành án. Đồng thời thi hành án sẽ kéo dài thậm chí không thi hành được…
=> Theo tôi, đối với tài sản kê biên bán đấu giá không có người tham gia đấu giá hoặc đấu giá không thành, nhà nước nên chỉ quy định giảm giá ở mức độ nhất định nào đó, trách trường hợp giảm giá tài sản tùy tiện như hiện nay. Trong đó sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể (như quy định giảm giá xuống không quá bao nhiêu lần…), tránh trường hợp quy định thủ tục bán đấu giá chung chung như hiện nay.
2. Bản án tuyên không rõ ràng, không thể thi hành án được mà thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm không còn, đồng thời không có căn cứ để tái thẩm.
Trong thời gian gần đây ở địa phương còn nhiều bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật tuyên không rõ, khó thi hành sẽ rất khó khăn cho công tác thi hành án dân sự (THADS), làm giảm hiệu quả việc khắc phục, bồi thường, bồi hoàn, thu hồi tài sản cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân… Xét xử nhưng không thi hành được thì ý nghĩa và hiệu lực của Bản án, Quyết định của Tòa án cũng bị giảm sút. Trong khi đó thời gian giám đốc thẩm không còn đồng thời không có căn cứ tái thẩm mặc dù Bản án, Quyết định đã được sửa chữa, bổ sung, giải thích không phù hợp với quy định tại khoản 1, Điều 268 BLTTDS đây cũng là vấn đề khó khăn, án tồn động kéo dài.
=> Theo tôi những Bản án, Quyết định của Tòa án tuyên không rõ, khó thi hành mà Chấp hành viên cho các đương sự tự thỏa thuận không được, thời gian giám đốc thẩm không còn đồng thời không có căn cứ tái thẩm. Như vậy chỉ còn Trưởng ban chỉ đạo thi hành án chỉ đạo cho thi hành án hòa giải, động viên người phải thi hành án, người được thi hành án như thế nào đó để cho họ tự thỏa thuận khác trong thi hành án nhưng hướng dẫn thỏa thuận không trái pháp luật và trái đạo đức xã hội, nếu không thành theo chỉ đạo của trưởng ban chỉ đạo thi hành án thì chỉ còn cách đề nghị cấp trên hướng dẫn giải quyết loại án này mà thôi.
3. Tại Điều 74 Luật thi hành án sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định “Xác định, phân chia, xử lý tài sản chung để thi hành án” ở Điều 74 có 3 khoản nhưng nhìn chung thì Chấp hành viên không có quyền tự xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung. Tuy nhiên tại điểm c, khoản 2, Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định “Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung của vợ, chồng thì Chấp hành viên xác định phần sở hữu của vợ, chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và thông báo cho vợ, chồng biết”. Như vậy, Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thi hành án dân sự đã mở rộng quyền cho Chấp hành viên nhưng lại không phù hợp với quy định Điều 74 Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014.
Trên thực tiễn cho thấy việc cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung của nhiều người (ở đây chỉ đề cập đến tài sản chung là quyền sử dụng đất) còn gặp rất nhiều khó khăn tại Điều 74 của Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 chưa quy định cụ thể việc thực hiện khởi kiện như thế nào? Mà chỉ quy định các chủ thể (người đồng sở hữu chung; người được thi hành án và Chấp hành viên) chỉ các chủ thể này mới có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để đảo bảo thi hành án. Khi Chấp hành viên tiến hành xác minh về điều kiện thi hành án và phân loại án có điều kiện thi hành, lúc này Chấp hành viên xác định người phải thi hành án có tài sản thi hành án hay không nếu có tài sản mà xác định là tài sản của người phải thi hành án nằm trong khối tài sản chung mà không tự nguyện thi hành án khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì Chấp hành viên tiến hành biện pháp cưỡng chế thi hành án. Để xác định phần tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản chung của hộ gia đình thì phải do các đồng sở hữu chung thỏa thuận. Bởi lẽ người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án, nên việc thỏa thuận này khó đồng thuận được mà người đồng sở hữu chung cũng lơ là không muốn thực hiện việc khởi kiện yêu cầu Tòa án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án, vì; thực tế có nhiều lý do nhưng chung quy họ không muốn khởi kiện như: (Không muốn va chạm tới pháp luật, đóng án phí, lệ phí, sợ mất lòng trong hộ gia đình, mất công ăn việc làm…). Nếu các đồng sở hữu chung trong khối tài sản không yêu cầu khởi kiện ra Tòa thì người được thi hành án khởi kiện yêu cầu Tòa án xác định tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự (vấn đề này cũng quy định tại Điều 74 Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014). Nhưng trên thực tế người được thi hành án chưa bao giờ thực hiện quyền khởi kiện này, nếu Chấp hành viên muốn giải quyết sớm việc thi hành án này thì không cách nào khác phải thực hiện quyền yêu cầu Tòa án xác định phần sở hữu tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để bảo đảm thi hành án. Ở đây Chấp hành viên có lợi thế trong việc xác định, phân chia, xử lý tài sản chung trong hộ gia đình được quy định tại khoản 3 Điều 75 Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 “trường hợp Chấp hành viên yêu cầu Tòa án giải quyết các việc quy định tại khoản 1 Điều 74 của Luật này và khoản 1, khoản 2 của Điều này để thi hành án thì không chịu án phí”.
Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 cũng quy định trong trường hợp nêu trên nhưng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể thủ tục của những chủ thể trên được khởi kiện tại Tòa án như thế nào. Thực tế đây là một trong những vướng mắc trong qua trình thực hiện Luật thi hành án dân sự sưa đổi bổ sung năm 2014. Do đó không thể xác định được tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự.
Trên đây là những khó khăn, vướng mắc trong thi hành án dân sự cũng như kiểm sát thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 2014 cùng chia sẻ với các độc giả.
Tại khoản 1 quy định: “Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức bán đấu giá về việc tài sản đưa ra bán đấu giá lần đầu nhưng không có người tham gia đấu giá. Trả giá hoặc bán đấu giá không thành thì Chấp hành viên thông báo và yêu cầu đương sự thỏa thuận về mức giảm giá tài sản.
Trong trường hợp 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, nếu đương sự không thỏa thuận hoặc thỏa thuận không được về mức giảm giá thì Chấp hành viên quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá”.
Quy định này bán đấu giá tài sản theo nguyên tắc đến cùng, tài sản của người phải thi hành án khi được bán đấu giá nếu không có người mua thì Chấp hành viên ra quyết định giảm giá, mỗi lần giảm giá không quá 10% giá khởi điểm của lần bán liền kề trước đó cho đến khi có người mua tài sản, nhưng không được thấp hơn chi phí cưỡng chế. (trên thực tế có trường hợp giảm trên 10 lần nhưng không có người mua).
Thời gian bao nhiêu ngày làm việc được quy định trong Điều luật chúng tôi không đề cập đến, nhưng muốn nói đến quy định tại Điều 104 Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 2014 mỗi lần giảm giá không quy định phải có sự tham gia của Cơ quan chuyên môn, nên Viện kiểm sát khó có căn cứ để kiến nghị, kháng nghị (nếu có vi phạm). Đều này trái với Điều 12 của Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014; vì quyết định giảm giá cũng là quyết định về thi hành án.
Về giảm giá như vậy sẻ làm giảm giá trị tài sản thì không đảm bảo được quyền và lợi ích cho người phải thi hành án. Đồng thời thi hành án sẽ kéo dài thậm chí không thi hành được…
=> Theo tôi, đối với tài sản kê biên bán đấu giá không có người tham gia đấu giá hoặc đấu giá không thành, nhà nước nên chỉ quy định giảm giá ở mức độ nhất định nào đó, trách trường hợp giảm giá tài sản tùy tiện như hiện nay. Trong đó sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể (như quy định giảm giá xuống không quá bao nhiêu lần…), tránh trường hợp quy định thủ tục bán đấu giá chung chung như hiện nay.
2. Bản án tuyên không rõ ràng, không thể thi hành án được mà thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm không còn, đồng thời không có căn cứ để tái thẩm.
Trong thời gian gần đây ở địa phương còn nhiều bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật tuyên không rõ, khó thi hành sẽ rất khó khăn cho công tác thi hành án dân sự (THADS), làm giảm hiệu quả việc khắc phục, bồi thường, bồi hoàn, thu hồi tài sản cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân… Xét xử nhưng không thi hành được thì ý nghĩa và hiệu lực của Bản án, Quyết định của Tòa án cũng bị giảm sút. Trong khi đó thời gian giám đốc thẩm không còn đồng thời không có căn cứ tái thẩm mặc dù Bản án, Quyết định đã được sửa chữa, bổ sung, giải thích không phù hợp với quy định tại khoản 1, Điều 268 BLTTDS đây cũng là vấn đề khó khăn, án tồn động kéo dài.
=> Theo tôi những Bản án, Quyết định của Tòa án tuyên không rõ, khó thi hành mà Chấp hành viên cho các đương sự tự thỏa thuận không được, thời gian giám đốc thẩm không còn đồng thời không có căn cứ tái thẩm. Như vậy chỉ còn Trưởng ban chỉ đạo thi hành án chỉ đạo cho thi hành án hòa giải, động viên người phải thi hành án, người được thi hành án như thế nào đó để cho họ tự thỏa thuận khác trong thi hành án nhưng hướng dẫn thỏa thuận không trái pháp luật và trái đạo đức xã hội, nếu không thành theo chỉ đạo của trưởng ban chỉ đạo thi hành án thì chỉ còn cách đề nghị cấp trên hướng dẫn giải quyết loại án này mà thôi.
3. Tại Điều 74 Luật thi hành án sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định “Xác định, phân chia, xử lý tài sản chung để thi hành án” ở Điều 74 có 3 khoản nhưng nhìn chung thì Chấp hành viên không có quyền tự xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung. Tuy nhiên tại điểm c, khoản 2, Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định “Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung của vợ, chồng thì Chấp hành viên xác định phần sở hữu của vợ, chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và thông báo cho vợ, chồng biết”. Như vậy, Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thi hành án dân sự đã mở rộng quyền cho Chấp hành viên nhưng lại không phù hợp với quy định Điều 74 Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014.
Trên thực tiễn cho thấy việc cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung của nhiều người (ở đây chỉ đề cập đến tài sản chung là quyền sử dụng đất) còn gặp rất nhiều khó khăn tại Điều 74 của Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 chưa quy định cụ thể việc thực hiện khởi kiện như thế nào? Mà chỉ quy định các chủ thể (người đồng sở hữu chung; người được thi hành án và Chấp hành viên) chỉ các chủ thể này mới có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để đảo bảo thi hành án. Khi Chấp hành viên tiến hành xác minh về điều kiện thi hành án và phân loại án có điều kiện thi hành, lúc này Chấp hành viên xác định người phải thi hành án có tài sản thi hành án hay không nếu có tài sản mà xác định là tài sản của người phải thi hành án nằm trong khối tài sản chung mà không tự nguyện thi hành án khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì Chấp hành viên tiến hành biện pháp cưỡng chế thi hành án. Để xác định phần tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản chung của hộ gia đình thì phải do các đồng sở hữu chung thỏa thuận. Bởi lẽ người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án, nên việc thỏa thuận này khó đồng thuận được mà người đồng sở hữu chung cũng lơ là không muốn thực hiện việc khởi kiện yêu cầu Tòa án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án, vì; thực tế có nhiều lý do nhưng chung quy họ không muốn khởi kiện như: (Không muốn va chạm tới pháp luật, đóng án phí, lệ phí, sợ mất lòng trong hộ gia đình, mất công ăn việc làm…). Nếu các đồng sở hữu chung trong khối tài sản không yêu cầu khởi kiện ra Tòa thì người được thi hành án khởi kiện yêu cầu Tòa án xác định tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự (vấn đề này cũng quy định tại Điều 74 Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014). Nhưng trên thực tế người được thi hành án chưa bao giờ thực hiện quyền khởi kiện này, nếu Chấp hành viên muốn giải quyết sớm việc thi hành án này thì không cách nào khác phải thực hiện quyền yêu cầu Tòa án xác định phần sở hữu tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để bảo đảm thi hành án. Ở đây Chấp hành viên có lợi thế trong việc xác định, phân chia, xử lý tài sản chung trong hộ gia đình được quy định tại khoản 3 Điều 75 Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 “trường hợp Chấp hành viên yêu cầu Tòa án giải quyết các việc quy định tại khoản 1 Điều 74 của Luật này và khoản 1, khoản 2 của Điều này để thi hành án thì không chịu án phí”.
Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 cũng quy định trong trường hợp nêu trên nhưng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể thủ tục của những chủ thể trên được khởi kiện tại Tòa án như thế nào. Thực tế đây là một trong những vướng mắc trong qua trình thực hiện Luật thi hành án dân sự sưa đổi bổ sung năm 2014. Do đó không thể xác định được tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự.
Trên đây là những khó khăn, vướng mắc trong thi hành án dân sự cũng như kiểm sát thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 2014 cùng chia sẻ với các độc giả.
Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Đoàn – Phòng 11