Tham dự buổi toạ đàm còn có các đồng chí Lãnh đạo, Kiểm sát viên Phòng 1, Phòng 7; Lãnh đạo và Kiểm sát viên các Viện kiểm sát huyện, thành phố, thị xã.
Toàn cảnh buổi tọa đàm
Đồng chí Nguyễn Thế Phong – Trưởng phòng 1
Qua đó, các đồng chí tham dự tọa đàm đã trao đổi các ý kiến về những khó khăn, vướng mắc trong thời gian qua; đồng thời đưa ra hướng giải quyết trong thời gian tới về những nội dung như: Quy định tại khoản 5, Điều 88 (về thu thập chứng cứ); khoản 3, Điều 41 (về nhiệm vụ, quyền hạn) của Bộ Luật tố tụng hình sự; các vấn đề về việc bị hại không đi giám định trong vụ án cố ý gây thương tích; việc thực hiện các biểu biểu mẫu tố tụng theo Quy chế kiểm sát điều tra…Trong cuộc tọa đàm, các đơn vị có những phát biểu tham luận về những vấn đề trong báo cáo tổng hợp các ý kiến. Hầu hết các đơn vị có những phát biểu chân thành, cũng như chia sẽ các kinh nghiệm trải qua trong quá trình giải quyết các vụ án, các đại biểu đã đánh giá cao về mặt nội dung trong tọa đàm, có nhiều nội dung phong phú, đưa ra các vụ án trên thực tiễn phù hợp với các vấn đề. Ngoài ra, việc tọa đàm còn có ý nghĩa thực tiễn là tập hợp được kiến thức của tập thể những người có kinh nghiệm, sáng tạo, vận dụng pháp luật một cách linh hoạt nhằm bổ sung, lấp đầy những khoảng trống kiến thức cho nhau, rút ngắn thời gian nghiên cứu, nâng cao trình độ nghiệp vụ, đem lại hiệu quả trong công tác. Thông qua buổi tọa đàm còn rút ra được những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, từ đó đề xuất về trên những biện pháp khắc phục kịp thời trong thời gian tới.
Các đồng chí Lãnh đạo – Kiểm sát viên các huyện, thị xã, thành phố phát biểu ý kiến
Đồng chí Phan Hoàng Hải- Viện trưởng phát biểu chỉ đạo
Qua cuộc tọa đàm đã tạo điều kiện cho Kiểm tra viên, Kiểm sát viên có dịp giao lưu, trao đổi, tìm hiểu sâu hơn về chuyên môn, nghiệp vụ, nhằm mục đích góp phần vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Cuối cùng đồng chí Viện trưởng chúc các đồng chí dồi dào sức khỏe và đạt nhiều thành tích trong công tác.
Tác giả bài viết: Nguyễn Hoàng Phương – Phòng 1