Cầu Kè, là huyện vùng nông thôn, có địa hình nằm ven sông Hậu; cách trung tâm tỉnh lỵ trên 40 km. Huyện có 10 xã, 01 thị trấn, với 70 ấp, khóm; diện tích tự nhiên 24.577 ha, dân số chung toàn huyện 111.057 người, trong đó dân tộc Khmer chiếm 32,48%. Huyện có địa bàn rộng, trình độ dân trí không đồng đều, khả năng nhận thức pháp luật và điều kiện tiếp cận các dịch vụ pháp lý còn nhiều hạn chế, người dân vi phạm pháp luật là hiện tượng tương đối phổ biến.
Chỉ tính từ đầu năm 2012 đến 06 tháng đầu năm 2014 tình hình trật tự xảy ra 325 vụ, trong đó phạm pháp hình sự 105 vụ; tệ nạn xã hội phát hiện triệt xoá 220 vụ; bắt xử lý 1.067 đối tượng; trật tự an toàn giao thông xảy ra 40 vụ làm chết 19 người, bị thương 58 người, tài sản thiệt hại trên 100.000.000 đồng. Được sự chỉ đạo của Thường trực huyện uỷ, Hội đồng nhân dân huyện và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Trà Vinh, từ năm 2012 đến 05/8/2014 VKS nhân dân huyện Cầu Kè đã chủ động phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng (Công an, Toà án) mở 30 phiên toà xét xử lưu động.
Để tổ chức được một phiên toà xét xử lưu động, trước hết lãnh đạo ba ngành Công an, Viện kiểm sát và Toà án địa phương phải tổ chức họp, thống nhất, lựa chọn án điểm; lựa chọn những vụ án mang tính nhạy cảm để đưa ra xét xử lưu động nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương và tuyên truyền pháp luật. Trên cơ sở thống nhất của ba ngành, Công an phân công Điều tra viên, Viện kiểm sát phân công Kiểm sát viên, Toà án phân công Thẩm phán có bản lĩnh, năng lực chuyên môn trực tiếp tiến hành tố tụng, đáp ứng yêu cầu trong điều tra, truy tố, xét xử. Ngoài mục đích phục vụ nhiệm vụ chính trị nhanh chóng, kịp thời, chính xác để nhằm răn đe, phòng ngừa vi phạm, tội phạm, ổn định tình hình an ninh chính trị – trật tự an toàn xã hội thì yêu cầu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư cũng là nội dung rất quan trọng.
Để tổ chức được một phiên toà xét xử lưu động, trước hết lãnh đạo ba ngành Công an, Viện kiểm sát và Toà án địa phương phải tổ chức họp, thống nhất, lựa chọn án điểm; lựa chọn những vụ án mang tính nhạy cảm để đưa ra xét xử lưu động nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương và tuyên truyền pháp luật. Trên cơ sở thống nhất của ba ngành, Công an phân công Điều tra viên, Viện kiểm sát phân công Kiểm sát viên, Toà án phân công Thẩm phán có bản lĩnh, năng lực chuyên môn trực tiếp tiến hành tố tụng, đáp ứng yêu cầu trong điều tra, truy tố, xét xử. Ngoài mục đích phục vụ nhiệm vụ chính trị nhanh chóng, kịp thời, chính xác để nhằm răn đe, phòng ngừa vi phạm, tội phạm, ổn định tình hình an ninh chính trị – trật tự an toàn xã hội thì yêu cầu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư cũng là nội dung rất quan trọng.
Thực tế, trong thời gian qua, công tác xét xử lưu động đã góp phần không nhỏ trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Ưu điểm của hình thức tuyên truyền này là có tác dụng trực tiếp đến những người tham dự hoặc theo dõi phiên toà; Tạo được sự quan tâm của đông đảo cộng đồng dân cư trong khu vực hoặc ở địa phương; Giúp cho nhân dân dễ hiểu, dễ nhớ những quy định của pháp luật mà họ được nghe trực tiếp; Nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm; Đề cao tính răn đe (trừng trị) và tính giáo dục, thuyết phục của phiên toà nói chung và trong bản án, quyết định của Toà án nói riêng. Bởi tính thực tế, từ trực quan sinh động qua một vụ án có nội dung diễn biến, trình tự cụ thể đến việc áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và Viện kiểm sát nói riêng đã làm cho những kiến thức pháp luật dễ được người dân tiếp thu hơn. Qua việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động xét xử của Kiểm sát viên như: trình bày bản cáo trạng, tham gia xét hỏi, trình bày bản luận tội và tranh tụng với những lập luận logic, sắc bén đến việc áp dụng pháp luật chính xác, càng làm sáng tỏ tình tiết, chứng cứ vụ án, phương pháp, thủ đoạn, động cơ, mục đích, nguyên nhân, điều kiện phạm tội. Kiểm sát viên vừa là người thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử vừa là tuyên truyền viên pháp luật có kinh nghiệm truyền đạt những kiến thức pháp luật đến đối tượng tuyên truyền phong phú về trình độ nhận thức, lứa tuổi, giới tính, dân tộc.
Với nhận thức và xuất phát từ thực tế nêu trên công tác xét xử lưu động trên địa bàn huyện Cầu Kè trong thời gian gần đây được đặc biệt quan tâm, nhiều vụ án được đưa ra xét xử lưu động tại các xã, thị trấn. Cụ thể như: vụ đánh bạc (chơi tài xỉu) xét xử tại xã Tam Ngãi; vụ hiếp dâm xét xử tại xã An Phú Tân; vụ trộn cắp tài sản (trộm chó) xét xử tại xã An Phú Tân; vụ vi phạm qui định về điều khiển giao thông đường bộ xét xử tại xã Thông Hoà; vụ mua, bán trái phép chất ma tuý xét xử tại xã Phong Phú hay các vụ án đánh bạc (chơi số đề) được đưa ra tại chợ xã Ninh Thới, xã Phong Thạnh,…
Với nhận thức và xuất phát từ thực tế nêu trên công tác xét xử lưu động trên địa bàn huyện Cầu Kè trong thời gian gần đây được đặc biệt quan tâm, nhiều vụ án được đưa ra xét xử lưu động tại các xã, thị trấn. Cụ thể như: vụ đánh bạc (chơi tài xỉu) xét xử tại xã Tam Ngãi; vụ hiếp dâm xét xử tại xã An Phú Tân; vụ trộn cắp tài sản (trộm chó) xét xử tại xã An Phú Tân; vụ vi phạm qui định về điều khiển giao thông đường bộ xét xử tại xã Thông Hoà; vụ mua, bán trái phép chất ma tuý xét xử tại xã Phong Phú hay các vụ án đánh bạc (chơi số đề) được đưa ra tại chợ xã Ninh Thới, xã Phong Thạnh,…
Hội đồng xét xử tuyên án vụ án đánh bạc xét xử tại nhà lòng chợ xã Phong Thạnh, huyện Cầu Kè diễn ra vào ngày 05/8/2014
Người dân tham dự tại phiên Tòa lưu động
Đa dạng phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những yêu cầu cấp thiết trong tiến trình cải cách tư pháp, đang là một nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan tiến hành tố tụng trong đó có ngành Kiểm sát nhân dân tại địa phương huyện Cầu Kè trong giai đoạn hiện nay. Do đó, công tác xét xử lưu động theo tôi cần được nhân rộng và phát triển mạnh hơn cả về số lượng và chất lượng. Bởi, thông qua một phiên toà xét xử lưu động ngoài việc tác động đến nhận thức để có hành vi ứng xử phù hợp với pháp luật trong cộng đồng dân cư, tăng khả năng phòng ngừa vi phạm, tội phạm mà còn là cơ hội để người dân giám sát những người tiến hành tố tụng được công khai, dân chủ.
Tác giả bài viết: Hoàng Dũng